Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Về Bắc - Nhà thờ Sở Kiện, Hà Nam (25/10/2011)

Tham quan Nhà thờ Đá Phát diệm hết trọn buổi sáng, đoàn quay về thành phố Ninh Bình ăn trưa. Theo yêu cầu của bác Hùng muốn thưởng thức đặc sản dê núi Ninh Bình, bố dẫn mọi người đến quán Đức dê nổi tiếng nhất Ninh Bình. Các món dê ở đây khá ngon và phong phú. Bố kêu hầu hết các món để mọi người thưởng thức. Thử liệt kê xem sao: hấp, tái, sốt vang, nhựa mận, nướng,.. giá cũng hợp lý. Chỉ có bà nội không hợp mùi dê lắm nên ăn rất ít.


Ăn trưa xong, từ Ninh Bình theo QL 1A về Hà nội, gần đến Phủ Lý, Hà nam thì rẽ trái vào thị trấn Kiện Khê. Đây cũng là đường vào Sở Kiện, cách khoảng 3km từ quốc lộ. 

Nơi đây là trụ sở đầu tiên của giáo phận Đàng Ngoài, thiết lập cách nay hơn 350 năm. Khu vực này khá rộng, bao gồm ngôi nhà thờ xây dựng từ hơn 150 năm còn gọi là nhà thờ Sở Kiện. Đây từng là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Hà nội, trước khi nhà thờ chánh tòa Hà nội hiện nay được xây dựng ờ Hà nội. 

Ngoài ra còn có các dòng tu, dòng nữ Thừa sai và cơ ngơi của Đại chủng viện Đàng Ngoài, cơ sở đào tạo linh mục đầu tiên ở miền Bắc nay đã bị phá hủy chỉ còn lại di tích đổ nát. Sở Kiện cũng là nơi lưu giữ rất nhiều thánh tích của các thánh tử đạo Việt nam, vì đây là cái nôi của Công giáo thời kỳ bách hại đạo.

Toàn cảnh mặt tiền của nhà thờ, hiện đang được sửa chữa và nâng cấp toàn diện cả bên ngoài và bên trong.

Lưu niệm hình ảnh trước nhà thờ. Bác Hùng đã đi vào bên trong để xem.

Hông trái nhà thờ 

 Hông bên phải nhà thờ, đường dẫn vào các khu khác bên trong
Đền thờ các thánh tử đạo Việt nam

Bên kia ao là dòng nữ Thừa sai, bên cạnh là di tích của đại chủng viện cũ. Xa xa bên phải là di tích của nhà xứ cũ.



Phong cảnh đặc thù của vùng quê miền Bắc: gốc cây, bến ao, đụn rơm. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm, mùa thu, thời tiết mát mẻ, trời hơi mù, phảng phất hơi sương chiều trên mặt nước tĩnh lặng xanh ngắt. 

Cảnh "ao thu lặng lẽ nước trong veo" huyền thoại trong thơ cụ Nguyễn Khuyến là đây. (Quê cụ Nguyễn Khuyến, nổi tiếng với các bài thơ về mùa thu miền Bắc, là ở Bình lục, huyện sát ngay bên cùng thuộc tỉnh Hà nam)

Một trong những bức hình đẹp nhất của bà Ba. 

 Hai Mẹ con cùng cười rất tươi
Khu đàng sau nhà thờ là nhà lưu giữ thánh tích bên phải; nhà cha xứ ở giữa và nhà khách bên phải. Chụp hình lưu niệm trong khuôn viên trước tượng thánh tử đạo.
Chếch bên trái của khu hoa viên là một cái hồ rất lớn, có lẽ lớn gần bằng nửa hồ Hoàn kiếm. Bà Nội có một bức hình tuyệt đẹp ở đây.
Hai bà cười rất tươi. Khác với thường lệ, bà Ba lần này rất chịu chụp hình. Khi bố yêu cầu là bà sẵn sàng  ngay để chụp hình.

Tiếp tục tham quan khu vực dòng Thừa sai và đại chủng viện cũ. Đại chủng viện nay đã được bao quanh bởi một hàng rào mới, chắc là giáo hội muốn lưu giữ nguyên tình trạng hiện tại như một di tích lịch sử.


Trở về sau khi thăm đại chủng viện cũ đổ nát. 
Trên đường trở ra theo ngõ nhỏ bên hông khuôn viên nhà thờ là nhà các giáo dân gần đó. Những ngôi nhà ở đây cũng khá cổ. Gặp gỡ một bà cụ và đang hỏi thăm. Bà cụ vồn vã mời vào nhà uống nước theo phong cách "mời khách sáo" của người miền Bắc. Ngôi nhà này xây từ năm 1930.
Kết thúc chuyến hành hương Sở Kiện. Đã hơn 4g chiều, mọi người lên xe về Hà nội.

2 nhận xét:

  1. Nguyên cả entry con để ý có mỗi mấy món dê... Đồ ăn ở đây cũng tạm nhưng cứ lặp lại hoài, ngày ngon ngày không... làm con nhớ đến đồ ăn bà Nội nấu hay đồ ăn lúc đi chơi quá!

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra bố không muốn đề cập nhiều đến chuyện ăn uống thôi. Bữa trưa đầu tiên ở Nam định mọi người ăn rất ngon. Bố kêu những món đặc trưng của miền bắc như đậu hũ rán, lòng luộc, canh sườn dưa chua, tép rang, heo quay,dưa muối,.. ai ăn cũng khen. Chiều hôm đó thì đãi mọi người món cá. Gọi một cá lăng sông Hồng gần 3kg, làm món lòng xào dưa, nướng than hoa, lẫu măng chua, ...Cá lăng không ngon bằng ở Ban Mê Thuộc nhưng cũng ok.

    Trả lờiXóa