Post lần đầu ngày 11/3/2011
Từ Hà nam về đến Hà nội đã gần 5g chiều. Nói chung đường đi thuận lợi và không bị kẹt xe chỗ nào.
Mọi người rất phấn khích. Bác Hùng, bác Trúc, cô Ba, bà Ba chưa bao giờ đến Hà nội. Bà Nội thì trước khi vào nam có ở Hà nội vài tháng với ông Mục và ông Bảng, nhưng lúc đó bà vẫn còn bé, chỉ trạc tuổi Nu bây giờ.
Đoàn đến ở khách sạn Rising Dragon, một khách sạn nhỏ giống rất nhiều khách sạn ở khu vực Hoàn kiếm, chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài. Bố chọn khách sạn này vì nó rất gần hồ, lại ở khu vực ăn uống vỉa hè trung tâm của phố cổ, phố Cầu gỗ. Khách sạn nói chung sạch sẽ, rộng rãi (so với tiêu chuẩn phố cổ).
Nghỉ ngơi chừng 30', mọi người đã sẵn sàng để tiếp tục đi thăm phố phường Hà nội, dù đã đi tham quan nhà thờ Đá và nhà thờ Sở kiện cả ngày!
Bà Ba đang ngồi ở khu sảnh của khách sạn sau khi ăn sáng |
Trước hết là ăn cái đã. Ai cũng đói rồi vì bữa trưa ăn thịt dê là chính, với ít bánh mì. Bố dắt mọi người đi ăn phở Hà nội ở phố Lý quốc sư. Ai cũng hài lòng, kể cả bà Ba thường rất khó tính. Ăn phở xong, đi ngược lại về phía phố Nhà thờ, bố dẫn mọi người thăm Nhà thờ lớn Hà nội .
Phố xá bên ngoài quanh nhà thờ lúc xế chiều cực kỳ ồn ào nào nhiệt, thế mà đi vào trong là một thế giới hoàn toàn khác. Đến nơi lúc 6g chiều, đúng lúc đang có giờ chầu Thánh thể và lễ chiều. Thế là mọi người có dịp dự lễ tại đây hoàn toàn ngoài chương trình dự tính. Bà Ba và bà Nội thì cực kỳ hài lòng.
Dự lễ xong, tiếp tục tham quan vườn hoa Hàng trống, nơi đã xảy ra tranh chấp vài năm trước với chính quyền. Sau đó thả bộ ra bờ hồ Hoàn kiếm, hay còn gọi là hồ Gươm. Rất phấn khởi mọi người quyết định đi trọn một vòng hồ! (khoảng 1,7km)
Mệt quá, ngồi nghỉ cái đã.
Lại nghỉ tiếp
Sáng hôm sau mọi người dành trọn cả buổi sáng đi lang tham thăm thú phố phường, cảnh vật, con người của Hà nội ba sáu phố phường.
Khách sạn nằm ở 61 Hàng Bè, góc Hàng Bè và Cầu gỗ là nơi rất nhộn nhịp mua bán vào buổi sáng. Bà Nội vốn hay đi chợ hàng ngày tỏ ra rất thích thú với không khí chợ búa đông vui ở đây.
Bà Nội và Cô Ba đang vào xem một cửa hàng bán trái cây phố Hàng Bè
Trái này là trái gì đây? Trời ơi, mới sáng sớm mà vô hỏi, không mua là bị chửi chết. Dân Hà nội nổi tiếng chua ngoa và hung dữ mà!
Dạo chơi phố cổ Hà Nội
Bà Ba khỏe thật, đã đi nhiều lắm rồi mà vẫn chưa chịu nghỉ chân
Bác Hùng đang dò tìm đường đến chợ Đồng Xuân trên Google map của Iphone 4
Trong khi chờ đợi, bà Nội phát hiện gánh hàng rong bán quả lựu bên kia đường. Rẻ quá, thế là mua ngay vài trái. Ồ! sao quả lựu ở đây ngon ngọt thế!
Lại đi tiếp. Bà Ba xung phong đi trước không cần ai dẫn đường!
Bà Nội và Cô Ba theo sau
Đã đến khu phố bán buôn quanh chợ Đồng Xuân rồi
Sao mà nhiều hàng hóa quá!
Bên trong chợ đặc nghẹt người và hàng hóa
Ra ngoài chụp một bức ảnh kỷ niệm với mặt tiền chợ
Lại mua bán nữa. Bà Nội không thể không mua một ít hồng ăn thử xem nó thế nào.
Phố cổ đi loanh quanh rồi cũng dẫn ra hồ. Sau hơn hai tiếng đi lang thang, ra bờ hồ ngắm cảnh và ngồi nghỉ chân. Cô Ba mau mắn chạy ra quán kem Thủy tạ mua mấy cây kem bờ hồ để giải khát.
Ngồi ở bờ hồ thưởng thức kem Thủy tạ
Lại đi dạo tiếp
Qua một góc khác của hồ để ngồi dưới bóng mát của những cây lộc vừng rũ bóng bên bờ. Lúc này bố nhận được mail của bác Lâm gửi với rất nhiều hình chụp khi bác đang đi du lịch ở Italy và Tây ban nha. Tận dụng ngay công nghệ hiện đại, mở ipad ra cho mọi người xem ngay tại chỗ.
Bà Nội và cô Ba đang xem hình bác Lâm
Để như vầy xem mới rõ!
Hình đẹp quá nhỉ!
Ngồi lâu quá rồi, lại tiếp tục đi
Cũng phải chụp vài tấm hình kỷ niệm hồ Gươm chứ.
Chỗ này chụp chủ yếu để lấy hình cầu Thê húc và đền Ngọc sơn ở đàng sau. Chính xác là hồ Gươm đấy nhé.
Bố hẹn chú Hiệp và chú Kiên cùng ăn cơm trưa. Chú Hiệp dẫn đến quán cơm Ánh Tuyết số 25 Mã Mây, nơi nổi tiếng với những món ăn Hà nội truyền thống. Khách của quán chủ yếu là khách du lịch ngoại quốc nên ngay cả người Hà nội cũng rất ít người biết đến. Địa điểm này cũng khá gần khách sạn đang ở, đi bộ chừng 400m.
Cô Ba và bà Ba đang đến quán
Chụp hình lưu niệm
Bố và cô Ba
Hai bà và hai bác Hùng Trúc
Buổi chiều ngày thứ ba của chuyến đi (26/10/2011), bố thuê một taxi Mai Linh chở đoàn đi ngắm cảnh Hồ Tây.
Bố không chụp được bức ảnh nào vì muốn xe đi đủ trọn một vòng hồ. Vòng này rất lớn taxi đi hết gần một tiếng đồng hồ; đường quanh hồ thì nhỏ hẹp, đông đúc thành ra cũng khó mà dừng chỗ này chỗ kia. Thời gian cũng eo hẹp nên mọi người quyết định chỉ ngồi trên xe để ngắm cảnh thôi. Rất may là đường quanh hồ đã hoàn thành, nên đi được trọn cả vòng hồ. Trước đây bố từng đến hồ Tây rất nhiều lần nhưng cũng chưa bao giờ có dịp đi trọn một vòng như vậy. Nhiều người ở Hà nội cũng chưa từng đi và ngay cả không biết là có thể đi được!
Để minh họa bố cóp vài tấm hình trên mạng phong cảnh hồ Tây ở đây.
Từ hồ Tây quay về đến khách sạn đã 5g30 chiều. Bố lại dẫn hai bà ra nhà thờ Lớn Hà nội dự chầu Thánh thể và dự lễ chiều. Lễ xong đi loanh quanh cũng đã 8g tối, hai bà quyết định về khách sạn ngủ sớm vì đã thấm mệt.
Lúc trưa trước khi đi chơi hồ Tây, hai bà và cô Ba đã tranh thủ ra ngõ Phất lộc, cuối Hàng Bè để thưởng thức món bún đậu phụ mắm tôm.
Không biết do gì mà bà Nội và cô Ba cứ luôn miệng kêu là không đói và quyết định không ăn bữa tối nữa. Thế là chỉ còn bố và bác Hùng, bác Trúc đi ăn thôi. Giữa muôn vàn món ăn hấp dẫn, mọi người quyết định chọn ăn bún bung chân giò. Khá ngon và hài lòng. Rồi bố rủ hai bác ra ngồi uống cà phê Thủy tạ bờ hồ. Thế là hết buổi tối thứ hai ở Hà nội.
Quán bún bung chân giò ở phố Cầu gỗ cạnh khách sạn lúc nào cũng đông khách thế này. Nhìn bàn ghế quán chiếm hết vỉa hè thành ra không thể đi bộ trên vỉa hè ở chỗ này.Sáng ngày cuối cùng (27/10/2011), dự định bố sẽ dẫn mọi người đi ăn phở Bát đàn nổi tiếng. Bố vẫn chấm phở này là ngon nhất Hà nội và từ lần đầu tiên năm 1995 đến nay, hầu như lần nào ra Hà nội cũng cố thu xếp để đến ăn.
Rủi thay, gió mùa đông bắc kéo về đột ngột, trời đổ mưa từ sáng sớm! Đến 7g tuy đã ngớt nhưng mưa vẫn còn lâm râm ướt át khó chịu. Thế là bể kế hoạch! Hai bà cũng không mặn mà mấy với việc thưởng thức phở ngon nên quyết định ăn sáng tại khách sạn (dù sao cũng phải trả tiền rồi!).
Ông này lịch sự hơn, xin phép đàng hoàng. Chụp xong còn vái hai tay cám ơn! Cô Ba cứ khẳng định rằng: họ chụp vì hàm răng đen giòn của bà Ba!!
Thế là kết thúc chương trình buổi sáng, về lại khách sạn để nghỉ ngơi, ăn trưa và chuẩn bị ra về. Xuống khu Cầu gỗ ăn trưa, bà Nội muốn ăn món bún thang, còn cô Ba và bà Ba muốn thử món búng bung chân giò xem nó ra như thế nào. Quán này buổi trưa cực đông không chen chân nổi!
Hơn 1g chiều, check-out khách sạn để lên đường đi đến làng gốm Bát tràng một địa danh nhiều người Việt biết đến. Nơi đây chuyên nghề làm gốm lâu đời ở miền Bắc, cũng như làng gốm sứ Lái thiêu ở miền Nam. Đầu tiên là đến xem đình làng. Nơi đây trước kia cũng là bến sông Hồng để thuyền bè cập bến chuyên chở sản phẩm gốm đi bán các nơi.
Bố dẫn hai bà đi loanh quanh trong làng, nhưng ngõ ngách ở đây rất hẹp như thế này, ngoặt qua ngoặt lại bất ngờ và hầu như không bao giờ chấm dứt, giống như một mê cung.
Bác Hùng, cũng như ngày hôm qua, đã dậy rất sớm để lang thang một mình, thấy trời mưa đã tự đi tìm đến Bát đàn ăn một mình!
Thay vì đi ăn thật, tạm thưởng thức món phở gia truyền nổi tiếng qua Youtube vậy!
Cũng may là mưa ngớt dần và tạnh hẳn, chương trình sáng nay là đi thăm Quốc tử giám, Văn miếu và Quảng trường Ba đình, chùa Một cột.
Cũng may là mưa ngớt dần và tạnh hẳn, chương trình sáng nay là đi thăm Quốc tử giám, Văn miếu và Quảng trường Ba đình, chùa Một cột.
Đến Văn miếu trước tiên, đã hơn 9g30.
Rời Văn miếu, đi bộ một quãng chừng gần 1km là đến khu di tích chùa Một cột, quảng trường Ba đình, lăng Bác Hồ. Trước hết là nghỉ chân đã, cùng ngắm chùa Một cột.
Chụp hình lưu niệm trước Khuê Văn Các, biểu tượng của Hà nội
Bà nội cố vươn thò tay vuốt đầu rùa lấy hên thay cho Nu, để năm nay Nu thi đậu Trần Đại Nghĩa ;-)))
Hàng bia bên phải khắc tên các Tiến sĩ của các khoa thi từ 14xx - 17xx
Hai bà đang đọc một đoạn trích trên bia
Bà Ba rất thích chỗ này, ao ước là dẫn Su, Nu, Tài, Duy đến xem để các cháu noi gương cố gắng học hành thành đạt như các cụ Tiến sĩ ngày xưa.
Nơi "Tinh hoa hội tụ" của nước nhà
Trước cửa vào nhà Thái học, nơi học tập của các sinh viên ở Đại học đầu tiên của Việt nam
Bà Ba trước sân của nhà Thái học
Sờ cái lư hương này một cái
Hai bà trước sân Văn miếu
Trước cửa hàng bán các nhân vật rối nước Việt nam
Cô Ba và bà Ba trước nhà thờ Khổng tử và Chu văn An
Bên trống trường
Bên chái sau của nhà thờ Chu văn An
Đối diện với trống, bên kia là chuông, chụp cho đủ cặp
Rời Văn miếu, đi bộ một quãng chừng gần 1km là đến khu di tích chùa Một cột, quảng trường Ba đình, lăng Bác Hồ. Trước hết là nghỉ chân đã, cùng ngắm chùa Một cột.
Ồ! sao chùa chỉ nhỏ thế này thôi à! Bà Nội cứ thắc mắc - sao thấy trên ti vi lớn lắm mà. Còn hồ nước đâu?
Vẻ tươi tắn và mạnh khỏe của bà Ba làm nhiều khách du lịch nước ngoài chú ý. Ai cũng đi qua cũng ngoái đầu nhìn, một số giơ máy ảnh lên chụp. Trong khi bố đang chụp hình này cho bà Ba thì bên góc phải là một bà (chắc Ấn độ!) cũng đang tranh thủ chụp.
Ông này lịch sự hơn, xin phép đàng hoàng. Chụp xong còn vái hai tay cám ơn! Cô Ba cứ khẳng định rằng: họ chụp vì hàm răng đen giòn của bà Ba!!
Hai bà cùng cười
Mọi người cùng cười
Cặp đôi hoàn hảo!
Thêm vài tấm nữa cho chắc ăn!
Đã nghỉ ngơi xong, tính đi vào trong thăm ao cá bác Hồ và nhà sàn thì đã hết giờ, đến 2g chiều mới mở lại. Thôi để lần khác vậy. Tranh thủ tham quan bên ngoài và chụp hình kỷ niệm vậy!
Hai bà đứng trước hàng tre xanh xanh, xa xa đàng sau là lăng bác Hồ
Hình Cô Ba đẹp không? |
Hơn 1g chiều, check-out khách sạn để lên đường đi đến làng gốm Bát tràng một địa danh nhiều người Việt biết đến. Nơi đây chuyên nghề làm gốm lâu đời ở miền Bắc, cũng như làng gốm sứ Lái thiêu ở miền Nam. Đầu tiên là đến xem đình làng. Nơi đây trước kia cũng là bến sông Hồng để thuyền bè cập bến chuyên chở sản phẩm gốm đi bán các nơi.
Bà Ba đang dạo bước trong sân đình
Ngồi nghỉ ở gốc cây đa trước đình
Quang cảnh mặt trước của đình
Bà Ba trước một ngõ làng |
Giữa những lối đi hẹp như thế, thỉnh thoảng có những khe cửa gỗ nhìn vào là các lò gốm, các kho chứa sản phẩm, các gian nhà rộng đầy đất sét; nơi thì tối đen, nơi thì rực lửa lò, nơi thì chỉ le lói các tia nắng rọi vào từ trên cao, cảm giác âm u, kỳ bí, lạ lùng.
Ở đây họ rất biết cách làm ăn, ngoài xuất khẩu và bán buôn, có riêng một chợ gốm dành cho khách du lịch mua sắm.
Bà Nội sán ngay vào cửa hàng đầu tiên và săm soi những con lợn gốm - Mua làm quà cho Nu và Duy, mỗi đứa một con.
Bắp cũng không có gì xuất sắc lắm nhưng bán quá mắc: 5 ngàn đồng một trái! Thôi thì cũng ăn thử vài trái vậy.
Bà Nội sán ngay vào cửa hàng đầu tiên và săm soi những con lợn gốm - Mua làm quà cho Nu và Duy, mỗi đứa một con.
Bà Ba thì chẳng thích mua sắm gì hết.
Cơ man đủ loại gốm sứ của vài trăm gian hàng
Cô Ba cũng đang săm soi xem có gì rẻ đẹp không?
Cái này đẹp này!
Bà Nội không thể dứt ra khỏi cái quầy hàng này
Rồi cũng đến lúc phải về, hơn 4g đoàn giã từ làng gốm lên đường trực chỉ sân bay Nội bài. Dù sao vẫn còn sớm vì chuyến bay về khởi hành lúc 7g50.
Đến gần sân bay, đoạn rẽ đi Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, xe ghé vào dãy hàng bắp luộc dã chiến bên đường. Bắp hái ngay dưới ruộng đem lên luộc bán cho khách qua đường.
Mọi chuyện như vậy là đã hoàn tất!
Chuyến đi đến đây là thành công mỹ mãn, trên cả mong đợi. Không có gì trục trặc, làm được chuyện cần làm, mọi người vui vẻ thoải mái, và hai bà sức khỏe rất tốt dù phải đi bộ rất nhiều. Chỉ còn chuyến bay về nhà nữa là xong. Đến sân bay lúc hơn 5g30.
Xem hinh da thay con heo dat cua Nu roi.
Trả lờiXóa