Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Về Bắc - Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình) (25/10/2011)

Sáng hôm sau, 25/10/2011, ngày thứ hai của chuyến đi, đoàn check-out khách sạn Vi Hoàng. Từ giã Nam Định, mọi người đi thăm Nhà thờ đá Phát diệm, Ninh Bình.

Bye bye Vi Hoàng hotel 

Trước khi rời Nam Định, ghé nhà thờ lớn Nam Định chụp hình kỷ niệm để ghi nhớ những hoạt động ở đây. Hình hai bà trước cửa nhà thờ lớn Nam Định.




Từ Nam Định quay trở lại QL10 hướng về thành phố Ninh Bình, khoảng cách chừng 30km. Giữa hai thành phố này là thị trấn Gôi, vậy là mọi người có dịp đi lại con đường về ngang qua làng Phú thứ. Từ Ninh Bình rẽ về Phát Diệm khoảng 20km. Thị trấn Phát Diệm là trung tâm của huyện Kim Sơn. 

Sáng nay trời đột ngột đổ mưa trên đường đi, bầu trời khá u ám. Tuy nhiên khi đến nhà thờ Đá thì chỉ còn lấm tấm mưa phùn. Cảnh vật hùng vĩ của cụm kiến trúc nổi danh ngay lập tức gây phấn chấn thích thú cho mọi người. 

Cụm kiến trúc này gồm tổng cộng 7 nhà thờ. Từ bên ngoài là một cái ao rất lớn có một hòn đảo ở giữa bày tượng thờ Trái tim Chúa Jesus. Một khoảnh sân rộng từ bờ ao đến cụm cửa và tháp chuông của nhà thờ chính. Hình chụp toàn cảnh trước cụm tháp, tất cả xây bằng đá.   




Bên trong cụm cửa và tháp chuông này, ở gian giữa là một phiến đá phẳng rất lớn để nghỉ chân. Hai gian bên cũng có các phiến đá tương tự, nhưng nhỏ hơn.







Đi qua cụm cửa và tháp chuông là vào khu sân trước nhà thờ. Ở giữa là ngôi mộ của Cha Trần Lục, hay còn gọi là Cụ Sáu, người thiết kế và tổng chỉ huy công trình xây dựng cụm kiến trúc kỳ vĩ này cách đây đúng 120 năm.


Đằng sau là mặt tiền nhà thờ chính của cụm. Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất, với 5 khung cửa chính, xây theo phong cách Á đông mà vẫn có những đặc sắc riêng của Thiên chúa giáo. Toàn bộ mặt trước của nhà thờ làm bằng đá lấy từ vùng Thanh hóa và di chuyển thủ công về đây.



Hình chụp nhìn ngược lại từ phía mặt trước nhà thờ chính, đàng sau là mặt sau của cụm cửa và tháp chuông.

Lần đi vào phía sau của nhà thờ. Bên phải là dọc theo hông của nhà thờ chính: mái ngói đang được thay mới, tường bao quanh, cửa sổ, cửa ra vào, cột thì bằng gỗ. Bên trái là ngôi nhà thờ nhỏ trong cùng cụm kiến trúc.





Vào bên trong nhà thờ lớn chào Chúa. Bàn thờ và cung thánh cùng kiểu sơn son thếp vàng thường thấy ở các ngôi nhà thờ cổ miền bắc nhưng với kích thước lớn hơn nhiều. Những hàng cột chính là những cột lim đường kính gần nửa thước và cao hơn chục mét.

Bên hông của một ngôi nhà thờ con.

Mặt trước bằng đá của một ngôi nhà thờ con trong cụm kiến trúc.

Cửa hông và chái bên hông của một ngôi nhà thờ con.




Nhiều nhà thờ quá! Xem mãi mà chưa hết.

Bà Nội cầu nguyện rất lâu ở trước hang Đức Mẹ, phía sau nhà thờ lớn.

Hàng rào ngăn khu nhà thờ với khuôn viên tòa Tổng Giám mục Phát diệm. Bà Ba tò mò nhìn qua song sắt vào bên trong.

Tượng đài kỷ niệm Cha Trần Lục và khuôn viên tòa Tổng Giám mục.

Bà Nội hết sức thành kính, cầu nguyện mọi nơi mọi chỗ.

Trong số các kiến trúc, nhà thờ này là đặc sắc nhất, vì được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Tên gọi Nhà thờ Đá cho cả cụm di tích thực ra chính là tên của ngôi thánh đường này, được dâng kính cho Trái tim Đức Mẹ.




Trừ ngói lợp mái và cửa sắt, tất cả kiến trúc làm bằng đá.



Khuôn viên chung quanh rất rộng và thoáng, với những cây nhãn cổ thụ.


Nhà thờ dâng kính thánh Phê rô cũ kỹ và xuống cấp nhiều.

Ở sảnh trước của nhà thờ, bà Nội và bác Hùng đang nhìn qua những song gỗ vào bên trong.

Bên trong rất đơn sơ, cũ kỹ và có vẻ chưa được tu bổ đúng mức cần thiết.

Bà Ba cũng đến xem.

Chụp hình lưu niệm tại đây trước khi kết thúc chuyến viếng thăm khu di tích.

Xem thêm video ở đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét