Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Cut of Steaks - Các loại thịt bò

Khi chọn một miếng steak, cần quan tâm đến 3 yếu tố chính sau:
  • Thickness: độ dầy của miếng thịt ít nhất thường phải là từ 3/4 đến 11/2 inches để có thể dễ kiểm soát khi cook. Do đó bao giờ miếng thin cut cũng rẻ hơn thick cut.
  • Marbling: mức độ mỡ lẫn trong miếng steak; càng nhiều càng tốt, phân bố đều theo dạng đốm nhỏ hay sợi nhỏ. Đừng lẫn sợi mỡ với sợi gân vốn làm cho miếng thịt dai. Do đó nếu có sợi thì phải là sợi nhỏ.
  • Type of cut: các loại steak; các loại chính thường bán ở butcher store hay restaurant 
American Beef Cuts




British Beef Cuts





French Beef Cuts





Một sơ đồ chi tiết hơn



Như vậy tuỳ theo quốc gia thì tên gọi có hơi khác chút, nhưng về cơ bản thì cũng không khác mấy.
Dưới đây là các đặc điểm của từng loại theo thị trường Mỹ.

+ T-bone: cut từ phần short loin, nơi gần stomach hơn là đùi sau. Đặc điểm chính là gồm hai loại thịt ở hai bên của T-bone: một là tenderloin & bên kia là strip steak.
Phù hợp nhất khi nướng than (grill), không nên nướng chảo vì do có phần xương lớn nên không làm cháy xém hai mặt được.

Khi nướng phải rất chú ý vì hai loại thịt khác nhau: phần filet mềm dễ chín hơn nên phải để xa ngọn lửa hơn.

+ Porterhouse: rất dễ bị lầm với T-bone vì cũng gồm hai loại thịt. Sự khác nhau ở chỗ Porterhouse lớn hơn T-bone và hơi cứng hơn vì gần phần đùi sau hơn.

UDSA qui định Porterhouse phải có phần thịt tenderloin dày ít nhất 1.5 inch ở nơi rộng nhất

+ Ribe eye: cut từ phần rib, cấu tạo dạng marbling nên vừa có texture mềm, vừa có flavor ngon béo. Không mềm bằng filet mignon nhưng có vị béo ngậy và ngọt thịt hơn. Độ dày tiêu chuẩn từ 3/4 đến 11/2 inch nhưng thường là dày hơn 1 inch, vì dày hơn thì tốt hơn.

Nếu không có xương thì gọi là bone-less rib eye, có xương thì còn gọi là cowboy steak. Còn gọi là Tomahawk steak (có xương), Spencer Steak, Delmonico Steak (phần steak có cấu trúc gần giống nhưng không nằm ở phần rib mà nằm ở phần chuck)
Có thể cook bằng cách grill, fry hay broil đều ngon như nhau.

+ Filet Mignon: đặc điểm là rất mềm, còn gọi là buttery texture, không fat. Dành cho ai ưa thích steak mềm, không béo tuy hương vị không ngon như các loại steak khác.

Còn gọi là Tender steak, Tenderloin Steak.
Tuy gọi là tenderloin, vốn là tên của phần thịt cut từ rib đến rear (hay round), filet mignon chỉ được cut từ phần sát rib, dày từ 2-3 inches.
Cook dễ nhất là pan frying, ngon nhất nếu quấn bằng bacon; tuy mềm nhưng thiếu flavor nên cook với nước sốt để thêm flavor.

+ Top sirloin: cũng thuộc loại tenderloin nhưng nằm gần đùi sau hơn. Không mềm vì gần chân nhưng có flavor và rẻ


+ Strip Steak: cut từ phần short loin sát với phần rib có thề coi là loại steak có những đặc điểm trung gian giữa filet mignon và rib eye: không mềm bằng filet, không có fat marble như ribe eye do đó rẻ hơn rib eye.

Còn gọi là New York Srip, Kansas Steak, Sirloin Steak, Shell Steak. Có thể cook bằng nhiều cách như rib eye.

+ Hanger Steak: Còn gọi là onglet (french), butcher’s steak, hanging tender cắt từ trước bụng con bò (phần Plate) khá mềm, rẻ. Có flavor ngon, thường được butcher giữ lại không bán nên còn gọi là butcher’s steak.

Hanger Steak khá giống Flank Steak về texture và flavor chỉ nặng khoảng 1 đến 11/2 pound, là  một cặp cơ dạng chữ V với màng dài bao bọc.
Chế biến chủ yếu là ướp sốt đặc, không nên quá chín/quá sống

+ Flank Steak: cut từ phần bụng bên dưới, hơi dai nếu cook không đúng cách.

Thường chúng được nướng đến mức medium rare sau đó được cắt mỏng rồi nướng tiếp; 
Dùng trong món London broil, rẻ, chất lượng thấp do đó không nên order trong restaurant, chỉ nên làm ăn ở nhà.

+ Skirt Steak: cut từ phần plate, được bán dưới dạng dải mỏng, dài, good flavor nhưng hơi dai…là nguyên liệu chính nấu các món fatijas nên còn gọi là fatija meat, Philadelphia steak



USDA Beef Grades - Phân loại thịt bò Mỹ theo tiêu chuẩn của USDA

USDA quy định 8 cấp chất lượng của beef, đóng dấu trên súc thịt. Thịt bán ở butcher hay siêu thị đã đóng gói thì sẽ có tem dán trên bao bì chỉ rõ miếng thịt ở cấp chất lượng nào.

Cấp chất lượng thịt được đánh giá dựa trên 3 yếu tố:
  • tenderness: độ mềm
  • juiciness: độ ngon ngọt
  • flavor: hương vị
Chi tiết về các cấp chất lượng như sau:
  1. Prime: hầu như không bao giờ tìm thấy bán ở siêu thị, chủ yếu cung cấp cho restaurant và hotel. Thịt được pha từ bò còn non (khoảng 30 tháng tuổi trở lại), được nuôi và chăm sóc cẩn thận. Có khi được phân loại là thịt từ bò nuôi hoàn toàn bằng cỏ (grass-feed) hay bắp (corn). Miếng thịt có mầu cherry, đốm hoặc sợi mỡ gọi là marbling. Tuyệt nhất khi chế biến kiểu dry-heat cooking, tức là broiling, roasting, grilling.
  2. Choice: cũng là loại chất lượng cao nhưng có ít marbling hơn Prime. Choice roasts & steaks được pha (cut) từ khu vực loin và rib, rất mềm, juicy và flavorful. Dry-heating cooking là tốt nhất. Những cut từ rump, round hay blade chuck thì ít mềm hơn, cũng có thể cook with dry-heat miễn là đừng overcook. Chúng sẽ mềm nhất nếu được “braised” - roasted, hay simmered trong chảo kín có chút chất lỏng.
  3. Select: rất đồng nhất về chất lượng và thường nạc nhiều hơn loại Prime & Select.. Khá mềm nhưng do marbling ít, chúng thiếu juiciness và flavor của loại cao cấp. Chỉ những cut mềm (tức là cut từ loin, rib, sirloin) mới nên dry-heat cook. Những chỗ cut khác thì chỉ nên ướp sốt trước khi cook hay braised để có độ mềm và flavor tối đa.
  4. Standard: thường bán ở dạng “ungraded” - không phân loại hay “store brand” meat
  5. Commercial: hầu như giống loại Standard
  6. Utility: hiếm bán lẻ. Dùng để làm ground beef hay thực phẩm chế biến.
  7. Cutter: giống trên
  8. Canner: giống trên
Bảng phân loại USDA của American Beef & các nhãn chứng nhận đóng trên bao bì.




Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018