Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Writing Chinese characters as a mediation practice

写汉字 - Writing Chinese characters as a meditation practice


A personal essay/diary entry (?) that I wrote because I have so much free time during Spring Break

I can’t say that writing Chinese characters is my favorite past time hobby. In fact, when I first started, saying that I abhor it might be a bit of an understatement.

One stroke...

Spending up to 5 hours on writing only 30 characters, repeating each character 20 times doesn’t seem to make any pedagogical sense, since your mind will shut off after approximately 30-minutes. Although it is a very inefficient way of memorizing the characters, it is the only way. 

Two strokes….

As a language learner, you envy every other students who does not have to even deal with this superfluous burden of practicing writing every word because their language uses the latin alphabet. And so they seem to progress rapidly in their proficiency.

Three strokes…

For example, my friend, who’s learning Spanish at the same 200 level, is writing 5-page textual analysis essays, or short fiction stories about a man who played the role of a dog for fun at first but then trapped in this role voluntarily, and how this tragedy
reflects the socially constructed and predetermined expectations for each human being. 

Meanwhile, our class’ essay prompts are something along the line of: “Write 300 words about what exercises you should do to keep your body healthy,” far more inferior in terms of length, depth and creativity. This is a direct result from learning much less vocabulary and grammar, since we spend so much time on writing the characters while other language learners don’t even have to worry about it.

Four strokes….

Being a mildly competitive person myself, things like this often make me feel like I was behind compared to my language peers. It made me think that either I have not dedicated enough time and effort to learning Chinese, or that I have chosen the wrong language to fall in love with, neither of which I truly believe in. 

Five strokes….

But like a moth drawn to the very ember that scorches it, I continue to be fascinated and engrossed in the act of writing chinese characters. I think besides the obvious benefit of help you learn a language, I gradually realize how marvelous a
meditation practice it is. Yes, there are studies that suggest practicing chinese calligraphy is a good way to relieve stress and improve both mental and physical health. 

Here, however, I’m taking a more intrinsic and personal perspective.


For me, writing chinese characters is an art. Literally, you are drawing the character from the head to toe, from left to right, with all the decorative “hats,” “tails,” “curves,” dot, hook, bent, slant. It’s like a mini, graceful drawing, and for someone who can barely draw like me, Chinese calligraphy grants me a cheat access to another art form that I have been deprived of since childhood. 

I view my science inner nerd as a wilting plant and each form of art as a source of nutrient. Whenever I have free time, I actively seek to do art and enjoy art, whether it’s watching a movie, reading a book, playing harp or piano. I believe that my body and mind needs it to avoid becoming a lopsided human being.

It’s all about balance.
For me, Chinese calligraphy is sophisticated and paradoxical. Writing characters just to communicate is relatively doable, while calligraphy as an art requires much higher attention to details. Take one of the most complex chinese characters,
nàng, which means “having a stuffy nose” or “speaking with a nasal twang.”



The character "nàng", which means “having a stuffy nose” or “speaking with a nasal twang.”

To outsiders, that looks intimidating. I mean how and where do you start writing?
Well, Chinese learners will tell you that there is a rule to how you should write the stroke. You have to write from left to right, head to toe. The underlying reason for this is to make both the process graceful, with the fewest hand movements to write the
most strokes possible. 

Well, that’s the general principle anyway. There are numerous exceptions that does not make sense at all, and you still have the relative size of the strokes, how the strokes are connected to one another and the relative size of the
word compared to other words. 

If you’re reckless about these details, you run the risk of illegibility, or writing a completely different word since lots of Chinese characters

But if you have written lots of characters before, you can break the character “nàng” into the smaller characters it consists of. 

There is always serenity amidst chaos.That’s how I view the process of writing Chinese characters. 

The intimidation and difficulty is still there, like a pitch-black alley that you have to walk through to get home, but you have this light, small but everlasting, that leads the way and makes you feel safe, you just have to go for it.

I try to make it my outlook on life too. 

It’s all about balance.


For me, writing chinese characters is a way for me to reflect upon, connect to and reconcile with my Vietnamese identity. I think the French developed the alphabet and Vietnamese language phonetics is heavily influenced by Chinese, but it has since evolved into a distinctive language with remnants of both colonizers. 

Between Chinese and Vietnamese, not only do some synonymous words sound extremely similar, but the combining patterns are quite identical too. Take a very simple example. “地” in Chinese and “địa” in Vietnamese sounds the same, and they both means “ground” or “land.” In a similar fashion, “球” and “cầu” means ball. When combined the two words in their respective languages, “地球” and “địa cầu” both means “planet earth”!!! 

I trembled with fascination when I first discovered this. Drawing parallels between Chinese and Vietnamese both makes learning Chinese easier for me and maintains my love for the subject. 

On the other hand, contrasting the two very similar but distinct culture and languages reveals precious nuggets of subtle, intriguing points about my own country that I haven’t discovered yet, because of ignorance or simply because I was too immersed in it to have a bird-eye view. 

Things get even more interesting when you bring American culture and the English language into play. When I write Chinese characters, it is as if I’m constantly drawing Venn diagrams, examining where they intersect. I feel like a linguist, historian, anthropologist and sociologist all at once, and the experience is nothing short of breathtaking.
As an international, I feel like constantly being required to communicate in my non-native language right from the moment I wake up is a bit emotionally taxing. Being able to “go back to the roots” feels rejuvenating for me.

It’s all about balance.

Most importantly, for me, Chinese calligraphy is a way to both foster my inner perfectionist and reprimand it, restricting its control over my life. When I write chinese characters, I motivate myself to write more by thinking “this next character will be the
most beautiful one that I have written yet.” Silly I know, but it gets me excited every time it’s midnight and I still have 5 hours of character writing to turn in the next day. 

“If I just curve it at a bigger angle, if I can make this box neater, if i can make this dot rounder, it will be perfect,” I would think to myself. 

By writing Chinese characters, I become a better self-critic and self-analyst. I look at what I just wrote, identify what I can fix or improve for the next character. Throughout the process I become more truthful to myself, and that has helped me grow a lot in other aspects of my life. 

But then again… my characters can come close, but can never be as impeccable as the one printed by a computer. So, I also learn to accept the imperfections that I have, and move on just to get it done with, feigning indifference to the shrieking and turmoil caused by my inner perfectionist. 

This is actually more important for me, since more often than not, I feel too stifled and crippled by the judgement of my inner self. It has made me become a sad chronic procrastinator, excuse-giver and life-floater in general. 

Writing Chinese characters has helped me defeat my inner perfectionist, not letting it control my life but instead forcing it to succumb to a mutual compromise with me. It can focus on quality as much as it wants as long as I get things done.

It’s all about, you guessed it,
balance.

The practice of writing Chinese characters not only helps me learn a very interesting and useful language. It actually helps me - and I can confidently say that I’m not over-romanticizing this - come to enlightenment of a personal philosophy on how I approach life and grow as a person. I actually get more than I have ever bargained for. 

Not bad, not bad at all.




Tập thiền bằng thư pháp tiếng Hoa

Một tạp văn / nhật ký (?) được viết khi có quá nhiều thời gian rảnh rỗi trong kỳ nghỉ Xuân  March 28, 2016 của Su. Bố chuyển ngữ.

Viết chữ Hoa vốn không phải là sở thích của tôi. Thực tế là, lúc đầu, nói hơi quá một chút, tôi còn ghét cay ghét đắng nó.

Một nét ...

Mất đến năm giờ chỉ để viết ba mươi chữ, lập đi lập lại mỗi chữ hơn hai mươi lần, hình như là một cách học phản sư phạm, vì nó làm bạn mụ mẫm đi chỉ sau khoảng 30 phút. Dù rằng đó là cách rất hiệu quả để ghi nhớ các chữ, cách duy nhất.

Hai nét ….

Cùng học ngoại ngữ, bạn sẽ ghen tị với những bạn học khác vì họ không phải khổ ải tập viết từng chữ một. Ngoại ngữ họ học dùng ký tự La tinh quen thuộc khiến trình độ của họ có vẻ tiến triển nhanh chóng.

Ba nét .…

Chẳng hạn như, bạn tôi học tiếng Tây Ban Nha cùng cấp độ, đang viết 5 trang tiểu luận phân tích văn bản; hay là một câu chuyện viễn tưởng ngắn về một người đàn ông giả làm chó, lúc đầu cho vui nhưng rồi bị mắc kẹt trong vai trò này một cách tự nguyện; và làm thế nào mà bi kịch này phản ánh những mong đợi về mặt xã hội và xây dựng quy định cho từng con người. 

Trong khi đó, tiểu luận của tôi chỉ là những gì kiểu như: "Viết 300 từ về những luyện tập cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh," kém hơn nhiều về độ dài, độ sâu và sự sáng tạo. 
Đó là hậu quả trực tiếp của việc học ít hơn nhiều về từ vựng và ngữ pháp, vì chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để tập viết các ký tự trong khi người học các ngôn ngữ khác thậm chí không cần quan tâm.

Bốn nét ….

Bản thân là một người khá ganh đua, thực tế đó thường làm tôi có cảm giác thua kém bạn bè cùng khoá về việc học ngoại ngữ. Tôi nghi hoặc bản thân đã không nỗ lực đủ hay là đã chọn nhầm thứ ngôn ngữ để theo đuổi. Cả hai lý do đều không thuyết phục lắm.

Năm nét ….

Nhưng như một loài bướm đêm bị hấp dẫn bởi những đốm lửa, tôi mãi bị lôi cuốn và mê say trong việc tập luyện viết chữ Hoa. Dần dần tôi nhận ra rằng ngoài lợi ích hiển nhiên giúp tôi học tiếng Hoa, đó là một cách tập thiền tuyệt diệu.

Vâng, đã có những nghiên cứu cho rằng thực hành thư pháp là một phương cách tốt để giảm căng thẳng và cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất. 

Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn tiếp cận theo góc nhìn cá nhân nội tại.


Với tôi, viết những ký tự tiếng Hoa là một nghệ thuật. Theo nghĩa đen, bạn đang vẽ các chữ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, bằng các hoạ tiết "mũ", "đuôi", “cong", chấm, móc, uốn, nghiêng. Nó giống như một bức hoạ nhỏ duyên dáng, và với một người có khả năng vẽ kém cỏi như tôi, thư pháp Trung quốc đã cho tôi một cách tiếp cận dạng hình nghệ thuật mà tôi đã mất từ bé.

Hình dung con người mọt sách của tôi như một cây hoa héo thì mọi loại hình nghệ thuật sẽ là nguồn dinh dưỡng cho nó. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, tôi đều chủ động tìm cách thực hiện và thưởng thức nghệ thuật, cho dù đó là xem một bộ phim, đọc một cuốn sách, chơi đàn hạc hay piano. Tôi tin rằng cơ thể và tâm trí của tôi cần nó để tránh trở thành một con người lệch lạc.

Tất cả là sự cân bằng.

Với tôi, thư pháp tiếng Hoa phức tạp và nghịch lý. Viết các ký tự  chỉ nhằm truyền đạt thông tin là việc tương đối dễ thực hiện, trong khi thư pháp là một nghệ thuật đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết hơn nhiều. 

Hãy xem một trong những chữ Hoa phức tạp nhất, chữ “nàng”, có nghĩa là “nghẹt mũi" hay "nói với giọng mũi."


Đối với kẻ ngoại đạo, chữ này trông thật đáng sợ. Phải bắt đầu ở đâu và viết như thế nào đây?
Vâng, người học tiếng Hoa sẽ cho bạn biết rằng có một quy tắc để viết các nét như thế nào. Bạn phải viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Lý do cơ bản của nó là khi viết như vậy quá trình viết sẽ duyên dáng, dùng ít động tác nhất để viết được nhiều nét nhất. Vâng, dù sao đó cũng là nguyên tắc chung. 

Có rất nhiều trường hợp ngoại lệ mà không có ý nghĩa gì cả, và bạn vẫn phải xử lý kích cỡ tương đối của các nét, phải biết làm thế nào kết nối các nét với nhau và về kích thước tương đối của từ này so với những từ khác. 

Nếu bạn bỏ qua những tiểu tiết này nghĩa là sẽ có nguy cơ chữ viết của bạn không đọc được hoặc là được viết thành một chữ hoàn toàn khác vì có rất nhiều chữ Hoa giống nhau một cách kinh dị. Nhưng nếu bạn đã từng tập viết nhiều, bạn sẽ biết phân chữ “nàng” thành nhiều chữ nhỏ hơn. 

Luôn luôn có sự thanh thản giữa sự hỗn loạn. Đó là cái nhìn của tôi với quá trình viết chữ Hoa. 

Sự đe doạ và khó khăn vẫn còn đó, như một con hẻm tối om mà bạn phải đi bộ qua để về nhà, nhưng bạn có tia sáng này, nhỏ nhưng vĩnh cửu dẫn đường giúp bạn cảm thấy an toàn, và bạn chỉ cần phải bước tới.

Đó cũng là cách nhìn của tôi về cuộc đời. 

Tất cả là sự cân bằng.


Với tôi, viết chữ Hoa là một cách để tôi suy ngẫm, kết nối và dung hòa với bản sắc Việt của tôi. Tôi nghĩ rằng người Pháp đã phát triển bảng chữ cái và ngữ âm tiếng Việt thì chịu ảnh hưởng lớn của tiếng Hoa, nhưng từ đó nó đã tiến hoá thành một ngôn ngữ riêng biệt với tàn dư của cả hai. 

Giữa tiếng Hoa và tiếng Việt, không chỉ có một số từ đồng nghĩa phát âm cực kỳ giống nhau, mà còn có những mẩu kết hợp hoàn toàn tương tự. Lấy một ví dụ rất đơn giản. Chữ “地" của tiếng Hoa và chữ “địa" của tiếng Việt có phát âm giống nhau, đều có nghĩa là "mặt đất" hay "đất." 
Cũng tương tự, chữ "球" và chữ "cầu" có nghĩa là quả bóng. Khi kết hợp hai từ trong ngôn ngữ của mình, "地球" và "địa cầu", cả hai đều có nghĩa là "trái đất" !!! Tôi đã run lên vì phấn khích khi lần đầu phát hiện.

Sự tương đồng nào đó giữa tiếng Hoa và tiếng Việt phần nào giúp tôi học tiếng Hoa và yêu thích nó. Mặt khác, sự tương phản giữa hai nền văn hóa và ngôn ngữ rất giống nhau mà khác biệt bộc lộ kho tàng của sự tinh tế, hấp dẫn của đất nước tôi mà tôi đã không phát hiện ra, vì thiếu hiểu biết hoặc chỉ đơn giản là bởi vì tôi đã quá đắm chìm trong nó để không có được một cái nhìn tổng thể. 

Mọi thứ càng thú vị hơn khi bạn đưa văn hóa Mỹ và tiếng Anh vào cuộc chơi. Khi tôi viết chữ Hoa, dường như là tôi đang vẽ sơ đồ Venn, khảo sát nơi chúng giao nhau. Tôi cảm thấy mình cùng lúc như một nhà ngôn ngữ học, sử học, nhà nhân chủng học và xã hội học, và trải nghiệm đó thật không có gì bằng.

Là một sinh viên quốc tế, buộc phải dùng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ cả ngày là một chịu đựng tâm lý. Vì vậy, có thể “trở về cội nguồn” đã làm tôi trẻ hoá.

Tất cả là sự cân bằng.


Với tôi, quan trọng nhất, thư pháp là phương cách vừa để thúc đẩy vừa để khiển trách sự toàn mỹ bên trong tôi, cản trở nó kiểm soát cuộc sống của tôi. Khi tôi viết chữ Hoa, tôi tự động viên để cố viết nhiều hơn bằng suy nghĩ "chữ tiếp theo đây sẽ là chữ đẹp nhất mà tôi từng viết.” 

Tôi biết là ngớ ngẩn nhưng nó giúp tôi giữ được sự phấn khích dù là đang nửa đêm và còn năm tiếng viết bài mà tôi phải nộp vào ngày hôm sau. 

"Nếu tôi viết nét này cong hơn, nếu tôi viết nét vuông này gọn hơn, nếu tôi viết chấm này tròn hơn, tôi sẽ có một chữ hoàn hảo” tôi tự nhẩm trong đầu như thế.

Tập viết chữ Hoa giúp tôi tự phê bình và phân tích tốt hơn. Tôi nhìn vào chữ vừa viết, tìm sự khiếm khuyết để sửa và cải thiện ở chữ tiếp theo.

Xuyên qua quá trình đó tôi ngày càng hiểu hơn về bản thân, giúp tôi trưởng thành rất nhiều ở các mặt khác trong cuộc sống.

Nhưng rồi vẫn … các chữ tôi viết có thể tiếp cận, nhưng không thể hoàn hảo như chữ in ra từ máy tính.

Như thế, tôi cũng đã học cách chấp nhận sự không hoàn hảo đó, giả vờ lãnh đạm với những gào thét nổi loạn của chủ nghĩa hoàn hảo bên trong.

Điều này với tôi thực sự quan trọng, vì tôi thường xuyên cảm thấy quá ngột ngạt và bị tê liệt bởi sự tự phán xét nội tâm. Nó làm tôi trở thành một kẻ nói chung buồn mãn tính, hay trì hoãn, tạo cớ, sống vật vờ. 

Viết chữ Hoa giúp tôi đánh bại chủ nghĩa hoàn hảo, không để nó kiểm soát cuộc sống của tôi, mà buộc nó phải chống chọi lại với một sự thỏa hiệp hỗ tương giữa tôi và nó. Sự hoàn hảo có thể tập trung vào chất lượng như nó muốn đến mức nào cũng được, miễn là tôi phải làm xong việc.

Tất cả là, bạn có thể đoán,
sự cân bằng.


Tập viết tiếng Hoa không chỉ giúp tôi học một ngôn ngữ thú vị và có ích. Nó thực sự giúp tôi - và tôi có thể tự tin nói rằng tôi không quá lãng mạn hoá nó - khai sáng một nhân sinh quan về cách tiếp cận cuộc sống và phát triển cá nhân. Tôi thực sự nhận được nhiều hơn những gì phải trả. 

Không tệ, không tệ chút nào.






Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Ngày thứ mười bốn - 20.9.2016, Venice, Nữ hoàng biển Adriatic

Ngày thứ hai ở Venice. Sau khi đã ăn sáng ở khách sạn là lên đường. Trời có vẻ u ám muốn mưa.
Hôm nay sẽ đi loanh quanh các đảo bằng taxi nước, Vaporetto, để đến những nơi xa và các đảo khác. Mua vé trọn gói cho một ngày khoảng 20E một người. Vào trạm đợi thuyền đến, trạm được bọc kín bằng kính để chắn gió và che mưa.
Water Taxi phóng phom phom trên đại thuỷ lộ Grand Canal. Từ giữa dòng có thể ngắm mặt tiền của các căn nhà đẹp nhất và quan trọng nhất của Venice từ bao thế kỷ qua.
Mặt tiền của Casino de Venezia có cầu cảng riêng phủ mái đỏ chào đón các con bạc đến chơi.
Nhà thờ San Marcuola

Từ Grand Canal thuyền rẽ trái vào thuỷ lộ Rio di Noale để ra biển tiến về phía đảo Murano.
Đã đặt chân đến bến Faro di Murano với ngọn hải đăng làm chuẩn. Trời bắt đầu mưa lâm râm và mây kéo xám xịt.

Đảo Murano vẫn bị xẻ ngang dọc bởi các thuỷ lộ đặc trưng của Venice nhưng ở đây mọi thứ rộng rãi khoáng đãng hơn rất nhiều. Những ngôi nhà cũng ít tầng hơn.






Hoa thuỷ tinh, biểu tượng của Murano là trung tâm chế tác thuỷ tinh hàng đầu thế giới của Italy, nổi tiếng không kém Swarovski của Áo.
Thả bộ dọc theo các con phố tương đối vắng vẻ không đông đảo chật chội và náo nhiệt như ở khu San Macro.


Hình nào cũng đẹp, không biết bỏ hình nào.






Cây cầu chính nối hai nửa lớn nhất của đảo
Trên cầu
Từ bên đây nhìn lại bên kia
Khi đến Murano, không thể bỏ qua cơ hội viếng thăm ngôi nhà thờ chính của đảo, Santa Maria e San Donato. Dù không lớn, đây là một trong những nhà thờ cổ nhất của khu vực Venice, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, rồi xây lại vào năm 1040. Bề ngoài rất đơn giản, thậm chí có phần thô kệch.
Tháp chuông cũng rất cũ kỹ và đơn giản. 
Bên trong dù không quá lộng lẫy nhưng cũng rất đẹp và trang nghiêm.
Nhà thờ này dành kính thánh Donatus of Arezzo, được cho là nơi có lưu giữ những thánh tích của vị thánh có liên quan đến truyền thuyết giết rồng. Thậm chí có lời đồn là có cả xương con rồng bị giết cũng được chôn ở đây.



Quay trở lại bến tàu bằng đường khác.
Mặt sau của nhà thờ, đặc trưng bởi phong cách mosaic Byzantine thế kỷ 12.

Khoe đùi giữa Murano.



Bức hình chụp chung toàn thân hiếm hoi do một ông có lẽ là Ấn độ hết sức nài nỉ để chụp giùm.




Đường về lại xám xịt đầy đe doạ

Nghĩa địa Cimitero di San Michele là một đảo biệt lập nằm trên đường đi giữa đảo chính và Murano.
Quay về Castello để từ đó đi tiếp qua đảo Lido. Không hiểu tại sao đã không có một tấm hình nào của Lido. Đã đi hết các tuyến xe bus A, B, C của đảo. Lido, nơi hàng năm tổ chức Liên hoan phim Venice lừng danh cũng là nơi trú ngụ của các nghệ sĩ châu Âu. Khỏi phải nói, một trong những nơi ai cũng muốn sống. Trở lại San Macro nơi những chiếc gondola xanh chờ đợi.

Tháp chuông và đỉnh chóp nhà thờ San Macro, tâm điểm của Venice. Tháp có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận ra từ mọi góc nhìn ở bất cứ đâu ở Venice.
Bến Gondola ở rìa quảng trường San Macro.
Từ bờ canal đi vào quảng trường San Macro, tâm điểm của Venice, nơi bất cứ du khách nào đến Venice cũng phải tới để chiêm ngưỡng lịch sử của thành phố khắc hoạ trên các toà nhà, tháp chuông, nhà thờ chính.

Nơi đây luôn ồn ào náo nhiệt từ sáng tinh sương đến nửa đêm. Vẫn như từ bảy thế kỷ trước đến nay, quảng trường lúc nào cũng đông ngẹt khách tứ phương, từ xa xưa đến mua bán trao đổi nay thì đến du ngoạn. 
Nếu trước đây khách đến từ khắp châu Âu, vùng Tiểu Á thì giờ đây họ đến từ mọi chân trời góc bể - Canada, Mỹ Úc, Tàu, Nhật, Ấn,.....
Cột trụ sát bờ sông trên có tượng sư tử, biểu tượng của thánh sử Macro, thánh quan thày bảo trợ của thành phố.

Du khách đến từ Việt nam.


Phải xếp hàng hơn nửa giờ mới mua được vé lên tháp chuông Campanile di San Macro trước nhà thờ thánh Macro. Tháp chuông nổi tiếng nhất và cao nhất, từng sụp đổ bất ngờ đầu thế kỷ hai mươi và đã được phục chế.
Từ trên cao nhìn xuống thành phố, nhà lúc nhúc, chật chội xây dựng dọc theo các dòng nước quanh co của đảo.

Nhà thờ San Giorgo Maggiore nằm riêng trên một hòn đảo nhỏ án ngữ trên đường từ đảo chính qua đảo Lido.
Hoàng hôn trên biển Adriatic, nhìn từ tháp chuông San Macro.
Mái vòm tròn của nhà thờ Santa Maria della Salute.

Quảng trường San Macro nhìn từ trên cao.
Hai quả chuông trên tháp chuông.
Nhìn xuống phía bắc là tháp đồng hồ nổi tiếng Torre dell' Orologio cùng nằm trong quần thể quảng trường. Tháp đồng hồ báo giờ bằng hai tượng đồng đánh chuông báo giờ.

Mặt trước của nhà thờ San Macro nhìn từ xa. Tương truyền trong nhà thờ hiện có chứa xương thánh Macro, do dân thành Venice đã sang tận Constantinople để mang về.
Như những quảng trường khác ở châu Âu, ở đây không bao giờ vắng những chú bồ câu rất dạn người.


Tháp đồng hồ nhìn từ bên dưới.
Quảng trường về đêm không ngớt người mà càng lúc lại càng thêm nhộn nhịp.