Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Ngày thứ bảy - 13.9.2016, Một ngày du hành qua ba nước


Rời hotel Vienna Diploma House ở Prague 6, quay lại khu phố cổ để bắt đầu ngày mới ở cổng của Prague Castle.
Toàn khu vực lâu đài chiếm diện tích đến 7ha, được xem là một trong những lâu đài cổ lớn nhất thế giới.
Được xây từ thế kỷ thứ 9, đây từng là lâu đài của vua Bohemia, Holy Roman Empire và hiện nay là nơi cư ngụ của tổng thống Tiệp.
Sân trước của lâu đài, do đến sớm quá, lâu đài chưa mở cửa cho vào khu vực bên trong.

Cổng trước lâu đài với lính gác mặc quân phục hiện đại.

Một góc khu vườn nhỏ bên đường vào bên hông.

Đã vào bên trong, những đường phố trong lâu đài rộng rãi nhiều ngóc ngách khiến khu vực như một thành phố nhỏ.

Đường dẫn đến cổng phía đông của lâu đài. Cuối đường là cổng ra bên ngoài, bên dưới tháp canh; tháp này gọi là tháp Trắng.

Cổng vào bên dưới tháp Trắng.

Bên ngoài lâu đài, dưới tháp Trắng.

Đi trở lại vào bên trong.

Một bức tượng, rõ là nghệ thuật hiện đại, khá thu hút giữa sân bên dưới tháp Trắng.

Một vòi nước với bể chứa bên đường.

Những ngóc ngách không tên trong khuôn viên lâu đài. Đường này dẫn đến Golden Lane, con đường với những ngôi nhà nhiều màu sắc và từng là nơi cư ngụ của hai nhà văn Tiệp đoạt giải Nobel: Franz KafkaJaroslav Seifert.
Những đường nét góc cạnh của các toà nhà trong khuôn viên lâu đài tạo dáng ấn tượng.
Ở một góc nhìn khác.
Khuôn đường hẹp giữa những khối nhà cao che khuất hầu hết ánh nắng bên dưới.

Nhà thờ thánh George, là nhà thờ cổ xưa nhất trong số bốn nhà thờ trong lâu đài, được xây từ năm 920 nay được dùng làm bảo tàng và nơi hoà nhạc.

Mặt sau của Nhà thờ chánh toà Prague, hay tên gọi khác là Vương cung thánh đường St. Vitus.



















Mặt tiền, cửa vào chính của nhà thờ với trang trí kiểu Gothic
nhưng đơn giản hơn rất nhiều so với các nhà thờ tương tự.

Kiến trúc kiểu dáng Gothic điển hình, có niên đại 1344 tức là trước Notre Dame Paris hơn một trăm năm.




Ngơ ngẩn trước rêu phong phủ bóng thời gian




Ra khỏi khu vực lâu đài bằng cổng chính phía tây.

Cách cổng không xa là tượng đài khiêm tốn của Tomas Garrique Masaryk, cha đẻ và tổng thống đầu tiên của nước Tiệp khắc, đứng nhìn vào cổng lâu đài.

Từ cổng ra  rẽ trái theo con đường lát đá rộng men theo viền tường các toà nhà, nhìn thấy một nửa thành phố bên dưới.
Một cái nhìn ngược sáng từ trên lâu đài nhìn xuống thành phố bên dưới.
Selfie kỷ niệm.

Đường bậc thang bên ngoài tường thành lâu đài.

Từ dưới nhìn lên.
Đường quanh tường thành phía bên kia của lâu đài.
Từ đỉnh đồi theo con phố dốc về phía nam hướng về bờ sông; phố hai bên san sát các cửa hàng lưu niệm xen lẫn các toà đại sứ và cơ quan công quyền.














Đi băng ngang qua cổng thành, ta ra khỏi khu vực bao quanh lâu đài và bước lên cầu Charles, hay là Karluv most theo tiếng Tiệp.

Từ trên cầu nhìn chung quanh, nhìn xuống mặt sông, những cây cầu khác ở xa xa, rất đẹp và thơ mộng. Không du khách nào không dành một cơ hội để ghi dấu hình ảnh mình tại nơi này.





Dọc hai bên thành cầu là các bức tượng thánh tuy bằng đá nhưng đen đủi, trông không được hấp dẫn cho lắm.




Ở đầu cầu bên kia sông, ngay bên trái là một bảo tàng nhỏ Muzeum Karlova mostu, nơi tuyệt đại đa số du khách có lẽ quan tâm chỉ vì là nơi duy nhất có toillet sau hơn ba tiếng loanh quanh trong khu vực. Một suất vào cửa là 1.5 EU.




Tiếp tục tiến thẳng về phía trước, cả đoàn cứ nối chân nhau đi theo những con phố đông nghẹt người, dẫn đến một điểm nóng du lịch khác của Prague, gọi là Old Town Square, quảng trường cổ nhất của Tiệp.

Một góc quảng trường bên hông tháp đồng hồ trước khi ra khoảng trống trước nhà thờ.
Những quán ăn ở Old Town Square.

Prague Orloj, hay là đồng hồ thiên văn lắp đặt năm 1410 ở mặt phía nam của Old Town Hall là đồng hồ cổ thứ ba và là đồng cổ nhất của loại này đến nay vẫn còn hoạt động.

Mặt đồng hồ rất phức tạp, biểu diễn vị trí của mặt trời, mặt trăng; mỗi giờ xuất hiện các thánh tông đồ tương ứng. Một tuyệt phẩm cơ khí, rất đẹp và hơn 600 năm vẫn chạy tốt.

Mặt kia của quảng trường, đối diện với Old Town Hall là Church of Lady before Týn, hay là Kostel Matky Boží před Týnem.


Các nghệ sĩ cần mẫn kiếm sống bằng đủ trò, phổ biến nhất là làm tượng đóng vai các nhân vật khác nhau.
St. Nicholas Church ở mặt bắc của Old Town Square.
Old Town Hall với táp chuông đồng hồ thiên văn nhìn từ mặt trước.

Đi loanh quanh, cuối cùng chọn một restaurant ở quảng trường để ăn trưa - Restaurant Cafe U Týna.

Món chính được quảng cáo trong menu, là đặc sản của địa phương. Quá ngán!
Trong khi chờ đợi món tráng miệng.

Rất ngọt ngào tráng miệng.

Hơn hai giờ ở khu Old Town, kể cả thời gian ăn trưa, chưa có đủ thời gian để đi vào bên trong các di tích. Dù sao cũng đến lúc phải lên đường.

Từ Old Town phải đi qua cửa thành này, gọi là Powder Tower hay Powder Gate để ra New Town. Đây là một trong 13 cửa của Old Town, được xây vào năm 1475.

Từ New Town ngoái nhìn lại Powder Gate.
Giờ đã ra đến khu vực New Town, với những dãy nhà kiểu thế kỷ 18, 19.
Ở góc đường Senovazna, một bảng kỷ niệm nhỏ tại nơi Chopin đã từng trú ngụ từ năm 1829 đến 1830.

Một đền thờ Do thái trên đường.
Hai giờ chiều rời Prague để dự định đến Bratisvala, thủ đô nước Slovakia, người anh em tách ra từ Czech.

Ghé nghỉ chân ven đường gần Brno, thành phố lớn thứ hai của Czech, cách Prague hơn 200km. Dễ thấy mức độ thịnh vượng giảm dần khi đi xa hơn về phía đông.

Dù sao tại nơi xa xôi vắng vẻ này, Mc Donald cũng đã có mặt.
Trời đã về chiều, mặt trời dần khuất sau chân trời rất trễ khi đã gần 7g. Băng qua biên giới Czech và Slovakia khi hoàng hôn xuống trên những cánh đồng của nông thôn Slovakia.


Do Bratisvala đã hết phòng khách sạn, thay vì ngủ lại Bratisvala như dự định, quyết định đi tiếp vượt qua Slovakia để đến Gyor, Hungary, một thành phố nhỏ cách Bratisvala khoảng hơn 80km.

Eto Park Hotel Business and Stadium, một khách sạn rất lạ vì từ phòng khách sạn ta có thể nhìn xuống và xem diễn biến các trận đấu bên dưới. Toàn bộ khách sạn chiếm trọn một cạnh của sân vận động. Ăn tối tại khách sạn vì phố xá nhỏ và đã hơn 9g.

Kết thúc hành trình một ngày đi qua ba nước: Czech - Slovakia - Hungary.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét