Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

New Era Ahead for Liberal Arts Education


America's higher education system -- a world model for many generations -- is under siege.
Changes in economics, technology, demographics and attitudes regarding the relevance of a college degree are forcing many institutions to rethink the way they operate. These changes are likely to endure well beyond the eventual recovery of the overall economy. Not since the 1960s, when the number of students attending colleges doubled and all-male institutions began enrolling women, has there been such a paradigm shift in higher education.
But momentous challenges can be a powerful incentive to do things better. They can also force us to take a necessary pause from the status quo to explore new and creative ideas for future development.
This was the impetus behind a first-of-its-kind conference held this spring at Lafayette College.
Titled "The Future of the Liberal Arts in America and its Leadership Role in Education and Around the World," and supported with a grant from the Andrew W. Mellon Foundation, the conference was cosponsored by Lafayette and Swarthmore colleges and drew more than 200 college presidents, provosts, faculty and foundation and association officers from around the country.
Three days of concentrated discussion reinforced our belief that the model represented by the small residential college offers undergraduates a highly personalized education, and is of enduring importance in the development of 21st citizen-leaders.
A recent survey by the Annapolis Group, a consortium of 130 leading liberal arts colleges including Lafayette, found that 77 percent of alumni from liberal arts colleges rated their undergraduate experience as "excellent" compared to 59 percent from private universities and 56 percent from the top 50 public universities
Alumni from liberal arts colleges also reported being more satisfied with their graduate experience and felt better prepared for life after graduation, changing careers and attending graduate schools than did their peers from other institutions.
While this study reinforces that what we do has value, value is a relative term if what we offer is not within the financial means of many families. So how do we control rising tuition without impacting the educational experience we offer?
Sharing academic resources with other institutions and the private sector is a start. The Associated Colleges of the South, a consortium of 16 liberal arts colleges and universities, is already doing this. Through the use of video conferencing, a student at one institution can take courses at another. The five undergraduate and two graduate institutions that comprise Claremont Colleges in California also share campuses and resources.
This approach allows colleges to focus and invest precious resources on their strengths or centers of excellence without sacrificing diversity of offerings. It also provides a path for controlling costs.
Eugene Tobin, program officer of The Andrew W. Mellon Foundation, pointed out at the conference that liberal arts colleges "struggle alone with faculty development, curricular renewal, globalization... and with a vast array of administrative and operational service." These are areas of operation ripe for collaboration. It's unsustainable to be all things to all students, even though many of us have tried, adding programs and initiatives in an effort to fulfill our critical mission more thoroughly.
We also need to make a stronger case for the liberal arts narrative, which sometimes gets lost amidst a perception that the 4,000 institutions within our system of higher education are all the same.
Public and private universities, community colleges, and online and for-profit institutions employ different models of education than small, residential, undergraduate colleges. These liberal arts colleges provide a hand-tooled education that requires students to work collaboratively in small groups to solve complex problems.
Conducted on close-knit residential campuses, this approach fosters intellectual confidence, a sense of community and the ability to assess risks and move forward with courage in uncertain times. These are skills of the type needed by 21st century citizen leaders who will face problems not yet defined. But when they are, solutions will not come from the narrow margins of vocational training, but the interdisciplinary crossover of fields.
A recent study by the Social Science Research Council found those who tested best at the liberal arts skills of critical thinking, thoughtful communication and broad-based problem solving were far more likely to be better off financially than those who scored lowest. They were also three times less likely to be jobless, live with their parents and far more likely to avoid credit card debt. In addition, a 2011-2012 College Salary Report by Payscale.com lists the median starting and mid-career salaries of graduates from national liberal arts colleges among the highest in the nation.
Despite our meaningful new dialogue that reveals common philosophies, values and shared challenges, it is also clearer than ever that no two colleges are the same -- and as we collaborate and fine-tune what we offer, each institution must understand and clearly articulate its own unique mission. At the end of the day, we must discover more efficient ways to do what we do while preserving the best of who we are.
by Daniel Weiss, Lafayette College President.
Source

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Môn Văn ở trường Pomfret

Môn Văn ở trường trung học Mỹ được gọi là môn English, là một trong những môn học quan trọng nhất. Hãy xem học sinh ở Pomfret học Văn thì học những nội dung gì dựa trên các courses được dạy ở Pomfret School năm học 2012-2013.


Ứng với 4 cấp lớp từ lớp 9 đến 12 là bốn core classes: English I, II, III, IV dạy các kỹ năng reading, writing và phân tích các tác phẩm văn học tương ứng với mỗi trình độ. 

Có hai lớp chuyên theo chương trình AP dành cho các học sinh giỏi: AP English Language & Composition cho lớp 11 và AP English Literature & Composition cho lớp 12. 

Ngoài ra còn có elective courses, là các lớp tự chọn mà học sinh có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Có đến 16 lớp tự chọn thành ra học sinh không thể nào học hết các lớp mà phải tuyển chọn cẩn thận những lớp mà mình phù hợp và ưa thích nhất. 

Những lớp elective này rất phong phú về nội dung bao gồm từ lớp chuyên về Shakespeare, nghiên cứu các tác phẩm không chỉ về mặt ngôn từ, ý tưởng mà qua đó còn phân tích về tâm lý và tâm hồn con người, đến lớp suốt cả một term chỉ học về một tác phẩm Anna Karenina của Leon Tolstoy, tiểu thuyết được cho là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nhân loại. Nội dung của lớp, qua tác phẩm sẽ đi theo hai hành trình song song tìm kiếm hạnh phúc của cuộc sống trong bối cảnh hạn chế về giới tính, xã hội và gia đình. 

Cũng cùng chủ đề nghiên cứu về những tác phẩm kinh điển và vĩ đại có course Great Books, qua việc đọc những tác phẩm hết sức đa dạng từ cổ Hy lạp đến Japan hiện đại như The Fall của Albert Camus, Fathers and Sons của Tugenev, Symposium của Plato, The Prince của Niccolo Machiavelli, Nicomachean Ethics của AristotleKokoro của Natsume Soseki để trả lời cho những câu hỏi triết học muôn thuở của nhân loại: ý nghĩa cuộc sống là gì? đức tính nào vĩ đại nhất? tình yêu rốt cục là gì? tình bạn và sự phản bội, danh dự và vô đạo đức, hy sinh và thu vén cá nhân,...

Cuối khóa học, học sinh được đánh giá bằng rất nhiều hoạt động: thuyết trình theo đề tài trước lớp; hoàn thành bài luận cuối khóa theo chủ đề được giao, viết thu hoạch cho toàn bộ những thu lượm trong suốt quá trình học và làm bài kiểm tra kiến thức. 

Việc học văn qua nghiên cứu văn học cổ điển của nhân loại cũng được giới thiệu qua một course gọi là
Classisc in Translation. Trong course này các tác phẩm được chọn có chủ đề tương tự hoặc liên hệ với nhau, gần đây là - unfulfilled love, madness, remembrance nhưng được viết nguyên bản ở các ngôn ngữ French, Russian, Noewegian, German, Italian và Japanese. 

Cùng một chủ đề nhưng học sinh sẽ lần lượt đọc từ quốc gia này qua quốc gia khác với bối cảnh không gian và thời gian của tác phẩm. Những tác phẩm có thể là tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch hay thơ sẽ được phân tích để học sinh cảm nhận về văn hóa và văn học của các dân tộc. Những tác giả có tác phẩm được lựa chọn là Gogol, Goethe, Dostoevski, Kafka, Prevost, Neruda, Chekhov and Ibsen

Sự phong phú ở đây trở nên quá thừa thãi khi mà học sinh còn có thể chọn lựa các course khác cũng không kém đặc sắc và đa dạng như course A day, nghiên cứu ba tác phẩm Mrs. Dalloway của Virginia Woolf, One Day in the Life of Ivan Denisovich của Alexander Solzhenitsyn, và Saturday của Ian McEwan. Cả ba đều kể về các sự kiện xảy ra trong một ngày của một nhân vật qua đó bộc lộ chiều sâu của cả một cuộc đời.

Course East Asian Literature tìm hiểu về văn học cổ Trung hoa, Nhật bản và Hàn, qua đó khám phá văn hóa truyền thống phương Đông. 

Một góc văn học Mỹ được giới thiệu qua course American Voice học về các phong cách khác nhau từ true-crime đến hip-hop culture, từ Truman Capote đến Nella Larsen, David Sedaris.

Không chỉ giới hạn ở các course về nghiên cứu tác phẩm, chương trình có rất nhiều course về kỹ thuật viết văn xuôi, văn vần, kịch, diễn văn,... Course Creative Writing dạy cách viết fiction và poetry mà hầu hết thời gian dành cho việc thực tập viết và bình văn lẫn nhau. Kết quả của course dựa trên tác phẩm cuối khóa của học sinh. 

Course Intro to Playwriting dạy kỹ thuật viết kịch theo Aristotle's six elements of drama, cách sử dụng các công cụ hành động, nhân vật, ý tưởng, ngôn ngữ, âm nhạc và bài trí sân khấu. Để vượt qua khóa học, học sinh phải hoàn thành một vở kịch một vai. 

Những học sinh muốn áp dụng kỹ năng viết trong ngành báo chí có thể học course
Journalism. Khóa học dạy học sinh những căn bản vững chắc về báo chí ngay từ đầu không chỉ là kỹ năng và phong cách viết báo mà còn học về văn hóa truyền thông và tầm quan trọng của hệ thống truyền thông ở Mỹ. 

Bắt đầu là bài học đạo đức và vai trò xã hội của nhà báo qua các bài báo kinh điển của George Eliot, Frederick Douglass, John Steinbeck đến những bài tập viết về các chủ đề quen thuộc như chủng tộc, giới tính, cộng đồng, nhà nước, thế giới, xã hội,...

Course Writing Poetry dạy học sinh kỹ thuật làm thơ, cách tạo hình tượng nghệ thuật, nhịp điệu của ngôn từ. Học sinh phải hoàn thành ít nhất 8 bài thơ để được công nhận hoàn thành khóa học. 

Course Writing Short Fiction dạy học sinh thích viết truyện ngắn biết cách kể một câu chuyện một cách nghệ thuật và có kỹ thuật. 

Course Mystery Literature dành cho học sinh ưa thích văn học kinh dị, còn course Public Speaking thì hướng dẫn cách chuẩn bị và trình bày một bài nói chuyện trước công chúng.

Quả là một bữa tiệc buffet phong phú, đa dạng, và rất hấp dẫn. Học sinh ngoài phần bắt buộc có rất nhiều sự lựa chọn để hoàn thiện kỹ năng đọc, viết; khả năng cảm thụ văn học; điều kiện hoàn hảo để phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Nội dung phong phú, thực tế, giá trị phổ quát trang bị cho học sinh nền kiến thức văn hóa cơ bản cần thiết. 


Về Kỹ năng viết

Theo dõi Su học ở Pomfret, rút ra một điều tâm đắc về sự khác biệt quan trọng giữa giáo dục ở Mỹ và Việt nam: đó là rèn luyện học sinh về kỹ năng viết. Có thể nói kỹ năng viết hay writing là trung tâm của mọi hoạt động học tập ở trường của học sinh.

Học sinh dường như buộc phải viết hàng ngày về đủ mọi chủ đề, nội dung, trong tất cả các môn học, hoạt động, sinh hoạt. 

Từ những bài viết bắt buộc hàng tuần giới hạn 200 đến 500 từ của môn English đến những bài thu hoạch mỗi nửa tháng của các môn học như History, Social Studies, Chemistry,...

Từ những cuộc thi viết văn thơ hàng năm với các giải thưởng danh giá mà giám khảo là những nhà văn đương thời có tiếng tăm đến những giải thưởng mini là các gift card trị giá $25 cho các bài essay ngắn về các chủ đề như integrity, responsibility hay sympathy. 

Từ những yêu cầu giải thích lý do khi muốn đăng ký một hoạt động nào đó hay cạnh tranh một vị trí lãnh đạo đến những bài chapel speech mỗi tuần đều đòi hỏi học sinh phải có một kỹ năng viết thành thạo; khả năng diễn đạt ý tưởng rõ ràng, thể hiện suy nghĩ, tư duy của mình mạch lạc, sáng sủa trong giới hạn số từ cho phép.

Hai trung tâm quan trọng nhất của trường là Math Center và Writing Center nơi các học sinh tập trung hàng ngày ngoài giờ học để rèn luyện kỹ năng làm toán và viết văn; là nơi các học sinh xuất sắc được tuyển chọn (cũng qua các bài essay) làm tutor hướng dẫn các bạn đồng môn.

Ngoài ra học sinh còn có muôn vàn cơ hội để viết nếu ưa thích qua các hoạt động ngoại khóa viết báo, blog, web site của trường. Những việc này không bao giờ thừa vì học sinh nào cũng biết rằng ngoài điểm số trung bình của các năm học, hai yếu tố quan trọng quyết định việc vào đại học là điểm SAT và bài essay. 

Phần writing của SAT nay đã trở thành bắt buộc và chiếm 1/3 số điểm cùng với Critical Reading và Math. Còn bài essay trong hồ sơ tuyển sinh có thể nói là yếu tố duy nhất giúp học sinh đưa mình nổi bật lên giữa hàng ngàn vạn hồ sơ được giám khảo xem xét.     
 
Dễ thấy sự khác biệt này giữa hai hệ thống giáo dục đã tạo ra những sản phẩm khác biệt. Dù có tư duy trừu tượng tốt, kỹ năng giải toán cao, khả năng suy luận không tồi và có rất nhiều kiến thức, nhiều học sinh xuất sắc của Việt nam bị hạn chế về khả năng diễn đạt, hời hợt về nhận thức, lủng củng về logic khi phải trình bày những vấn đề lý luận phức tạp. 

Thiếu kỹ năng viết hoàn chỉnh, bước sau cùng của các thao tác tư duy: nghĩ - nói - viết*, không khó để giải thích hiện tượng học sinh Việt nam hụt hơi khi lên đến trình độ cao hoặc đuối sức trong các lĩnh vực khoa học xã hội.

*Theo E.M.Forster, tiểu thuyết gia người Anh: "Tôi không bao giờ biết rõ những gì tôi nghĩ cho đến khi tôi nói nó ra, và khi tôi đã nói tôi không biết rõ những gì tôi đã nói cho đến khi tôi viết nó. Sau đó tôi phân tích những gì tôi đã viết và hoàn thiện nó"


Nu thi tốt nghiệp tiểu học

Hôm nay Nu đi thi tốt nghiệp tiểu học môn Tiếng Việt tại trường Đuốc Sống, 96 Thạch Thị Thanh, Q1. Bố chở Nu đi từ sáng sớm chưa đến 6g và đãi Nu một bát phở nóng. Ngày mai Nu thi môn Toán.
Cập nhật: Kết quả Nu được Toán 10, Tiếng Việt 10.