Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Một vài hình ảnh ở Phompenh

Nu trước Tượng đài Chiến thắng ở trung tâm Phompenh. Oai ghê chưa?!

Su trước Hoàng cung Cambodia.

Nu đóng vai thiếu nữ xứ Chùa Tháp trước Chùa Vàng trong khu vực hoàng cung.

Su cũng đòi chụp hình với Chùa Vàng (dát vàng thật 24K).

Một người dân Phompenh.

Su và Nu ở Chợ Mới Phompenh.

Bố và Nu trước Tượng đài quân tình nguyện Việt nam.

Những khuôn mặt ở đền Bayon

Ngôi đền chính nổi tiếng nhất của quần thể Angkor Thom với hàng ngàn khuôn mặt của vua Jayavarman VII còn gọi là đền Bayon.
Đường vào khu Angkor Thom
Đường vào khu quần thể Angkor Thom đi qua một cây cầu dài bắc qua hào. Hai bên là hai dãy tượng. Cửa vào, gọi là Victory Gate, ở xa xa.

Đền Bayon nhìn từ xa với rất nhiều tháp, mỗi tháp có bốn mặt, mỗi mặt là một khuôn mặt của vua Jayavarman VII với vẻ mặt khác nhau. Có đến hàng ngàn khuôn mặt như vậy.

Một khuôn mặt Bayon







Những khuôn mặt đủ vẻ hỉ, nộ, ái, ố, kiêu hãnh, ngang tàng, buồn bã, thất vọng,... ở khắp mọi nơi được khắc từ những tảng đá cao từ 5 đến hơn 10m.

Ngoài ra chung quanh chân tường là vô vàn tranh khắc về lịch sử và xã hội.

Cảnh sinh con












Cuối cùng là những khuôn mặt đứ đừ vì leo trèo mệt mỏi.

Su và Nu ở Cambodia (3)

Sau khi ở Angkor Watt ra, trời đã rất nắng và nóng dù chỉ mới hơn 10:00.
Hai anh em đứng ở đường vào cửa chính của đền, sau lưng là đoạn hào lớn như một con sông.

Một vài hình ảnh bên trong đền Angkor Watt.
Apsara Nu béo
Ngôi đền làm toàn bằng đá mà chẳng có chút vôi vữa nào.

Khắp mọi nơi được trang trí bằng những họa tiết tinh vi khắc vào đá.
Chung quanh đền là những khu rừng nguyên sinh rộng lớn.

Những chứng tích của một đế quốc vĩ đại (cùng thời kỳ với nhà Tiền Lê, nhà Lý của Việt nam, thế kỷ 11-13).



Khu vực quảng trường trước đền.
Từ đây đi vào đến cửa đền chừng 1000m nữa.

Su và Nu ở Cambodia (2)

Trên đường từ Siemreap về Phompenh đi qua một chỗ dừng chân gọi là chợ côn trùng. Chắc là có một không hai trên đời!
Dế và bọ chiên
Các món đặc sản bày bán là dế, bọ, nhện, bò cạp,... đã chế biến sẵn, thường là chiên hay xào.








Nhện to thật to bán theo con, cũng chẳng rẻ, từ 3 đến 4.000VND một con.

Nhện xào bán cả đống

Dế hay bọ bán theo lon, chừng 5 ngàn một lon.
Nu chẳng sợ cái quái gì cả mua ngay vài con nhện ăn ngon lành.

Thật là lạ theo cách của Su, (rất nhát và chẳng dám thử cái gì), thấy Nu ăn ngon lành cũng ăn thử và ....công nhận là ngon!

He he, ghê quá. Bố thì chịu thua.

Su và Nu ở Cambodia

Cả nhà khởi hành thật sớm vào ngày đầu tiên của năm 2011 đi Cambodia. Xe bus của Saigon Tourist khởi hành từ Lê Thánh Tôn lúc 5:30 sáng khi cả thành phố còn vắng vẻ hiếm có sau đêm cuối năm thức khuya xem bắn pháo bông. Cả đoàn có hơn 40 người, già trẻ cân bằng. Nu là bé nhất. Mọi người háo hức khám phá một quốc gia vô cùng gần gũi về địa lý nhưng vẫn còn là một thế giới văn hóa và con người xa lạ.
Những gì chứng kiến ở Angkor Watt và Angkor Thom làm tất cả sững sờ kinh ngạc. Những di tích, vật thể của một nền văn hóa cổ xưa còn lại khiến Bố đâm ra nghi ngờ bề dày văn hóa thực sự của Việt nam mà lâu nay cứ tưởng là nhất thiên hạ.

Su và Nu trước ngôi đền Angkor Watt huyền thoại
Siemreap buổi tối thực sự là một thành phố du lịch điển hình, đặc sắc, ngập tràn khách du lịch từ mọi nơi.  Đông nhất là Hàn quốc, Nhật bản rồi Pháp, Âu châu, Mỹ. Không nhiều người Việt dù chỉ mới cách đây 18 năm tại thành phố "chết" này chỉ có bộ đội Việt nam đóng quân.
Những đền đài, di tích ở Siemreap đẹp mê hồn, nhiều không kể xiết. Máy chụp hình của bố và của Nu chụp không ngừng nghỉ cả ngày mà vẫn chẳng thấm tháp gì. Những họa tiết chạm khắc thì vô đối, mô tả cuộc sống sinh hoạt của xã hội thời đó không thiếu thứ gì. Cơ man nào mà kể những vũ nữ Apsara, những nhân vật thần thoại chịu ảnh hưởng văn hóa đạo Hindu.

Buổi chiều đi thăm Biển hồ cũng là một khoảnh khắc đáng nhớ khi Nu lần đầu tiên đi làm từ thiện, phát tận tay những gói mì cho các bạn đồng lứa người Việt tha hương sống ở đó. Quấn cái khăn rằn Khmer, bộ dạng của cô nàng thật là buồn cười khó tả.
Nu ở Biển hồ
Biển hồ đúng là biển khi thuyền ra khỏi nhánh sông trong bờ đi vào hồ. Không thể nhìn thấy bờ, mênh mông sóng nước như biển. Không ngờ hồ lớn như thế, vượt qua mọi sự tưởng tượng. Qua đây mới biết là Biển hồ kéo dài từ Siemreap đến tận Phompenh. Trước giờ bố cứ nghĩ là Biển hồ chỉ có một khoảnh nhỏ ở Phompenh thôi.

Đúng là du lịch qua sách vở không thể thay thế cho đến tận nơi. Bố cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bữa ăn tối đầu tiên ở Siemreap, nhà hàng có món mắm bò hóc nổi tiếng của Cambodia. Hầu hết người Việt nam tuổi bố cứ nghĩ đó là thứ mắm kinh dị làm từ "mọi con vật có cử động như rắn, cóc nhái, cá, chuột,..." còn mùi vị thì hết sức ghê tởm như nghe kể hoặc đọc qua sách báo. Hóa ra mắm bò hóc ăn cực ngon, cực hấp dẫn. Bố ăn gần hết dĩa dưa leo tươi ngọt lừ với chén mắm kho, lùa gọn cả vài tô cơm mà vẫn thòm thèm. 
Nu đi xe thồ ở Phompenh

Người Cambodia cũng hết sức dễ thương, chân thật và hiền lành. Đấy là qua vài anh xe thồ mà bố với Nu đi. Một vòng Phompenh bằng xe thồ vào một buổi sáng mát mẻ hiếm hoi trong năm quá là thú vị. Phompenh đẹp và gần gũi, không khác nhiều các tỉnh miền Tây của Việt nam. Một chút Cần thơ, Long xuyên ở những khu phố buôn bán người Hoa, người Việt. Đâu đó bóng dáng của Trà Vinh, Sóc Trăng nơi những khu nghèo hay chùa chiền. Nhưng về xe hơi thì chắc Tết Congo Việt nam mới bằng Phompenh. Quá nhiều Lexus RX làm bố thấy chán mà hết muốn mua nữa, Nu nói. 
Một thoáng Cambodia cực kỳ thú vị và bổ ích. Cả gia đình bên nhau trải nghiệm những kinh nghiệm sống mới mẻ ở một miền đất lạ lùng đầy khám phá mới mẻ. Hạnh phúc. Tuyệt vời. 

Năm mới 2011

Vậy là đã qua năm mới 2011 được 25 ngày! Những ngày đầu năm qua nhanh như sao xẹt vì năm nay khoảng cách quá gần với Tết. Vừa hối hả vội vã tổng kết năm cũ 2010 vừa lên kế hoạch đi chơi năm mới. Rồi lu bù với kế hoạch đầu năm, chưa xong thì lại khật khưỡng với đủ mọi loại tất niên và liên hoan các kiểu. Mai là 23 tháng Chạp rồi, Tết đến nơi rồi. Chưa đủ thời gian để trấn tĩnh, chuẩn bị cho một tâm thế ăn Tết như mọi năm. Cuộc sống ngày càng tăng nhịp, cấp tập, lu bu và ... hời hợt.